Điểm sàn là gì? Lưu ý quan trọng dành cho thí sinh
Hiểu rõ được khái niệm điểm sàn là gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thí sinh. Bởi từ đó, thí sinh có thể xác định được chính xác điểm thi của mình có nhiều cơ hội để ứng tuyển vào các ngành, các trường mong muốn hay không. Theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
I. Khái niệm điểm sàn
Cùng tìm hiểu về điểm sàn qua các thông tin dưới đây để phân biệt điểm sàn với các loại điểm khác.
1. Điểm sàn là gì?
Điểm sàn là mức điểm tối thiểu mà các trường tuyển sinh cần phải dựa vào để đưa ra mức điểm xét tuyển riêng cho trường của mình được Bộ giáo dục sẽ công bố sau các kì thi tuyển sinh vào 10 hoặc kì thi trung học phổ thông quốc gia. Các trường không được phép lấy điểm tuyển sinh dưới mức điểm sàn mà Bộ giáo dục quy định mà chỉ được phép xét tuyển những thí sinh có số điểm thi bằng hoặc lớn hơn mức điểm sàn quy định.
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định mức điểm sàn đối với các ngành đào tạo giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng… đào tạo trình độ đại học. Vậy nên, các trường có đào tạo những ngành trên phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn được Bộ Giáo quy định.
Đối với những nhóm ngành khác, các trường có thể tự xác định điểm sàn và đưa ra mức điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh. Bên cạnh đó, điểm sàn sẽ được tổng hợp dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước nên chỉ mang tính chất tham khảo.
2. Ý nghĩa của điểm sàn
Điểm sàn do bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định để đảm bảo nguồn chất lượng đầu vào của một trường dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, điểm thi của thí sinh và số lượng đơn đăng kí vào các nhóm ngành hoặc ngành của trường. Điểm sàn áp dụng cho toàn bộ chuyên ngành của trường và có thể được xem như là điều kiện cần để nhà trường tiếp nhận hồ sơ đăng kí của thí sinh.
Điểm sàn thường có ngay sau khi thí sinh biết điểm thi THPT quốc gia. Vì vậy, chờ đợi điểm sàn là một trong những việc mà nhiều sĩ tử mong ngóng nhất sau khi biết điểm đại học. Và đôi khi đó cũng là một phần căn cứ để các sĩ tử điều chỉnh nguyện vọng nếu đăng kí nhiều ngành, nhiều trường sao cho phù hợp nhất.
II. Một số điều cần lưu ý
Nắm được những lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp sĩ tử tự tin đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho nguyện vọng của mình.
1. Điểm sàn và điểm chuẩn có khác nhau không?
Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành do trường quyết định, vậy nên thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra thì gần như là đã ‘’trượt’’ khỏi ngành đó và thí sinh cần phải tìm phương án khác bằng cách nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác.
Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự như vậy với điểm sàn hệ cao đẳng.
Điểm chuẩn được căn cứ dựa trên các thông số về điểm sàn, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng nguyện vọng, điểm của các thí sinh đăng kí… Vì vậy, thông thường thì điểm chuẩn bao giờ cũng cao hơn điểm sàn. Điểm chuẩn xuất hiện sau điểm sàn một khoảng thời gian khá lâu. Sau khi các thí sinh biết điểm sàn, sẽ có khá nhiều nguồn dự báo điểm. Các thí sinh sẽ căn cứ để thay đổi nguyện vọng sao cho phù hợp với bản thân mình nhất và chờ đợi thông báo điểm chuẩn từ trường.
2. Đủ điểm sàn nhưng vẫn trượt đại học?
Như đã đề cập ở trên, điểm sàn chỉ được xem như là điều kiện cần, khi đủ điểm sàn, các nguyện vọng mới được tiếp tục xét tuyển. Để có điều kiện đủ và chắc chắn có một tấm vé đại học mơ ước thì thí sinh sẽ căn cứ vào một mức điểm khác là điểm chuẩn – mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.
Một ví dụ cụ thể như sau: năm 2019 điểm sàn của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội là 23 điểm, nhưng để đậu vào trường thì tối thiểu thí sinh phải đạt ít nhất 27 điểm với khối A00 hoặc 26.5 các khối D01, D07, A01. Như vậy, điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng ngành hoặc nhóm ngành của một trường cụ thể.
Nhiều thí sinh cho rằng điểm của mình đã cao hơn điểm sàn nên mình đã ‘’chắc suất’’ vào trường tuy nhiên khi biết điểm chuẩn thì lại ‘’ngỡ ngàng’’ và hối hận không kịp. Bởi mức điểm để vào được một ngành hoặc một trường tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã nói đến ở trên. Vì vậy, thí sinh hãy tìm hiểu thật kĩ các thông tin, tránh nhầm lẫn không đáng có.
3. Điểm sàn bằng điểm chuẩn thì nên làm gì
Để phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường, một số trường sẽ áp dụng thêm một số căn cứ khác được gọi là tiêu chí phụ. Tiêu chí phụ trong tuyển sinh nhằm đánh giá năng lực học sinh và lựa chọn những học sinh xuất sắc hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của ngành hoặc nhóm ngành đào tạo của trường. Giúp giảm số lượng thí sinh để phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tiêu chí phụ hay được dùng để xét là điểm THPT môn toán, thứ tự nguyện vọng đăng kí…Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc rất nhiều khi đặt thứ tự nguyện vọng. Bởi lẽ, trong trường hợp bạn nằm trong số người bằng điểm chuẩn và chờ đợi tiêu chí phụ, tiêu chí phụ xuất hiện như một phao cứu trợ giúp cho thí sinh có thể đạt nguyện vọng mục tiêu của mình.
Mong rằng bài viết trên đây của ajarmsbooksellers.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm điểm sàn là gì và khác với điểm chuẩn như thế nào. Hi vọng các sĩ tử sẽ đưa ra được những lựa chọn phù hợp, đỗ được vào ngành, trường mình mơ ước và thành công trên con đường mình đã chọn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.